Cách thuyết trình hay
Difficulty:BeginnerLength:LongLanguages:url-selector#selectionChanged" data-controller="url-selector">EnglishAfrikaansالعربية/عربيбеларуская моваDeutschEspañolBahasa IndonesiaPусскийTiếng Việt
Làm saođể thuyết trình tốt mà không cảm thấy lo lắng
Đổ mồ hôi tay, trán nóng bừng, lâng lâng,phòng ốc quay cuồng, ngạt thở. Và bạn thậm chí còn chưa lên thuyết trình. Tệ hơn là: chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là đến buổi thuyết trình của bạn.
Bạn đang xem: Cách thuyết trình hay
Chà! Làm sao mà bạn có thể thuyết trình tốt vớitình trạng này được chứ?
Nếu điều này giống như những gì bạn đang cảmthấy, bạn đang bị lo âu do thuyết trình. Tôi biết, điều này thật tệ.
Tin tốt là gì? Có cách để cải thiện tình trạng này! Sau đây, tôi sẽ nói cho bạn 9 cách để thuyết trình tốt mà không lo âu.

Tuy nhiên, trước hết hãy tìm hiểu một vài quytắc cơ bản:
Thế nào là một bài thuyết trình tốt?
Ở mức độ cơ bản nhất, một bài thuyết trình tốtkhông phải là một bài được chuẩn bị vội vàng để đưa lên nói, và cũng không làmngười nghe cảm thấy buồn ngủ. Đó là mức độ rất cơ bản thôi.
Ở mức độ cao hơn, một bài thuyết trình tốtphải đáp ứng ba điểm sau:
Có nhiều thông tin: Một bài thuyết trình tốt có chứa tất cả các thông tin cần thiết và chỉ các thông tin cần thiết để đưa ra vấn đề. Việc đưa ra những sự kiện và con số không liên quan, dù chúng có giá trị và chính xác đến đâu, cũng chỉ làm người nghe buồn ngủ mà thôi. Kể chuyện: Con người thích nghe kể chuyện. Người nghe sẽ nhanh chóng cảm thấy chán với những thông tin và nội dung trực quan nếu chúng không có ý nghĩa, không có cấu trúc hoặc một mục đích nào lớn hơn. Tuy nhiên nếu bạn kết nối 2 thứ với nhau, trong một chuỗi các sự kiện thú vị mà bạn kể cho người nghe, họ sẽ chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối.Nếu bạn đang tìm kiếm những gợi ý về các bàithuyết trình khuyến khích người nghe hành động, hãy xem thử hướng dẫn sau:
Hôm nay, chúng ta sẽ đi xa hơn và tìm hiểu xemlàm thế nào để thuyết trình tốt mà không lo âu.
Kiểm soát hoàn cảnh tệ nhất
Suy nghĩ về việc thuyết trình có thể đẩy sự lo âu của bạn lên mức cao nhất do việc nói trước khán giả gợi lên nỗi sợ hãi lớn nhất của con người: nỗi sợ thất bại và nỗi sợ bị từ chối.
Thêm vào vào đó, tưởng tượng việc thất bại sẽdẫn đến việc bị sỉ nhục công khai trên sân khấu, và việc bị từ chối có thể biểuhiện bằng các tiếng kêu phản đối từ phía khán giả, bạn có thể hiểu rằng tại saongười ta có thể bị tê liệt vì lo âu trước khi thuyết trình.
Cách tốt nhất để chống lại sự lo âu do thuyếttrình là nghĩ về hoàn cảnh tệ nhất, mặcdù ban đầu điều này nghe có vẻ không hợp lý lắm. Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Bạn không nghĩ về điều này để tiếp tục chìmsâu vào đau khổ, mà để có thể chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa và loại bỏ sựlo âu khi biết rằng bạn đã được chuẩn bị đầy đủ.
Thực tế, suy nghĩ về tình cảnh tệ nhất là mộtkhái niệm thường được dùng trong quản lý rủi ro để lên kế hoạch giải quyết mộtvấn đề lớn hoặc một sự kiện quan trọng. Đối với việc thuyết trình, kế hoạch phòng chống hoàn cảnh tệ nhất của bạn sẽ như sau:
9 cách để loại bỏ lo âu do thuyết trình
1. Nghĩ về khán giả, đừng nghĩ về bản thân
Không, tôi không bảo bạn nghĩ về khán giả đangmặc đồ lót – hoặc thậm chí không mặc gì! Tôi không biết ai có ý định đó không, nhưng thực tế, nó không có tác dụng gì trong việc chuẩn bị thuyết trình cả. Nó chỉ làm tôi cảm thấy kỳ cục và xấu hổ.
Điều tôi muốn nói là bạn nên chuyển hướng sựtập trung của bạn về phía khán giả. Lý do khiến bạn lo âu và cảm thấy ngạt thở chính là vì bạn đang nghĩ về chính bản thân mình:
Tôi sẽxuất hiện trên sân khấu như thế nào? Khán giảsẽ nghĩ gì về tôi? Điều gìsẽ xảy ra nếu tôi làm hỏng mọi thứ? Sẽ rasao nếu họ ghét tôi?Đó là lý do khiến bạn cảm thấy lo âu!
Thay về nghĩ đến những vấn đề bạn sẽ gặp phải,hãy nghĩ về khán giả và những điều bạn có thể giúp họ với một bài thuyết trìnhtốt:
Khán giả sẽ học được gì từ bài thuyết trình của bạn? Bài thuyết trình này sẽ giúp ích cho họ như thế nào? Thông điệp hoặc kiến thức của bạn sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống như thế nào?Một khi bạn đã nghĩ về mục đích của bài thuyếttrình cũng như tầm quan trọng của mục đích đó với khán giả, bạn sẽ nhận ra làkhông ai muốn bạn thất bại cả! Khán giả muốn bạn thuyết trình tốt, chứ khôngphải chỉ đánh giá và xem bạn có gì tốt đẹp hay không. Họ muốn học được điều gì đó từ bạn.
Làm thế nào để có thể phục vụ khán giả tốtnhất? Bạn nên nói gì với họ? Hãy tập trung vào họ thay vì vào bản thân,và bạn sẽ thấy sự lo âu của mình biến mất.
2. Chia bài thuyết trình thành các đoạn nhỏ
Người thuyết trình thường sẽ lo âu rằng họ sẽquên từ trong khi nói.
Nếu bạn quên thì sao? Ý tôi không phải là bạn nên đứng yên trên sânkhấu và không nói gì cả, bài thuyết trình nói về thông điệp mà bạn muốn truyềntải, chứ không phải là những câu chữ cụ thể mà bạn dùng để truyền tải thôngđiệp đó.
Dù bài thuyết trình của bạn kéo dài 20 phút,30 phút, 1 giờ hoặc lâu hơn, bạn càn tập trung vào chủ đề và giữ nhịp diệu bằngcách chia bài thuyết trình thành các đoạn dài 10 phút. Mỗi đoạn đó nên chỉ tập trung vào một điểm mà bạn muốn truyền đạt.
Xem thêm: What Are Entities & Why They Matter For Seo, What Is An Entity & How They Impact Seo
Bạn cũng có thể xây dựng bài thuyết trình mộtcách trực quan xung quanh các phần này, bằng việc sử dụng slide tiêu đề khácnhau giữa mỗi phần. Hãy chú ý đến ví dụ về các slide Marketofy PowerPoint ở dưới, bạn sẽ thấy slide “About us” rất nổi bật nhằm ám chỉ một phần mới trong bài thuyết trình. Kỹ thuật đơn giản này giúp phá vỡ nhịp điệu hình ảnh của các slide thông thường và cho phép bạn nhanh chóng xác định xem mình đang ở phần nào.

Việc chia nhỏ nội dung không những giúp bạn dễ nhớ bài nói của mình hơn so với việc phải ghi nhớ toàn bộ mà nó cũng là phao cứu sinh cho bạn khi mọi thứ rối tung lên. Bạn quên mất một điểm và đã lỡ nhảy sang phần kế tiếp? Không vấn đề gì, chỉ cần quay lại phần trước đó và trình bày lại thôi.
Bạn sẽ thấy đỡ chán nản hơn khi nghĩ rằng mìnhchỉ phải trình bày 3 phần so với việc phải thuyết trình trong vòng 30 phút. Và do đó, khi thuyết trình, bạn sẽ thư giãn, bình tĩnh và hấp dẫn hơn.
3. Sắp xếp các quãng nghỉ
Một lợi ích khác của việc chia bài thuyếttrình ra thành các đoạn 10 phút là bạn có thể sắp xếp các quãng nghỉ.
Đối với một bài thuyết trình tốt, đi đến cácquãng nghĩ cũng quan trọng như là đạt được mục tiêu chính của bài thuyết trình. Việc cố gắng đi nhanh qua toàn bộ bài thuyết trình không chỉ làm bạn khiệt sức mà cũng làm khán giả cảm thấy choáng ngợp.
Đừng lướt nhanh qua các điểm trong bài thuyếttrình, và cũng đừng lướt nhanh qua khán giả. Tạm nghỉ giúp khán giả có thời gian xem xét về những điều bạn nói và cũng cho bạn thời gian tập trung suy nghĩ và giải quyết nội dung tiếp theo.
4. Chuẩn bị slide thuyết trình sớm
Dù bạn thuyết trình trước khán giả tại một hộithảo, hay trước một khách hàng tiềm năng, có vẻ như bạn sẽ dùng các công cụtrực quan như PowerPoint cho bài thuyết trình của mình.
Và điều tệ nhất là bạn chỉ hoàn thành slide thuyếttrình vào những giây phút cuối cùng. Mặc dù bạn không chủ đích nghĩ về việc đó, chỉ nghĩ đến việc bạn vẫn phải chuẩn bị slide PowerPoint có thể gây ra những áp lực không cần thiết trước ngày thuyết trình.
Ngay khi bạn chuẩn bị xong nội dung bài nói,hãy bắt tay ngay vào chuẩn bị slide PowerPoint và hoàn thành nó càng sớm càngtốt để bạn có thể thư giãn và tập trung vào việc hoàn thiện bài nói.
Nếu bạn đang tìm những template thuyết trình đẹp và hợp xu hướng để cho slide của mình, bạn có thể tìm ở Graphic River (Envato Market). Template PowerPoint Motagua Premium là một lựa chọn tốt và là một trong những template được bán nhiều nhất trên cửa hàng.

Nếu bạn cần thêm những hướng dẫn về các đặc điểm và lợi ích của các template, hãy xem Hướng dẫn về các template PowerPoint tốt nhất, hoặc xem bài báo dưới đây:
5. Tập luyện, tập luyện, tập luyện
Bạn đã bao giờ nghe các diễn viên hài nói về việc họ tập luyện như thế nào cho buổi diễn chưa? Mặc dù trên sân khấu, họ trông có vẻ như là tình cờ nghĩ ra các câu đùa ngay khi đang diễn, thực ra những điều họ nói và làm đều là kết quả của việc tập luyện và lặp đi lặp lại nhiều lần – kể cả các quãng nghỉ.
Bạn cũng nên làm như vậy khi chuẩn bị thuyếttrình để làm giảm lo âu.
Hãy tập luyện, tập luyện và tập luyện.
Hãy không chỉ tập mỗi bài nói, mà cả phầnthuyết trình. Luyện những gì bạn sẽ nói, bạn sẽ trình chiếu, bạn sẽ làm và làm thế nào để phối hợp các thứ đó lại với nhau.
Mục đích của việc tập luyện không phải là đểbạn thuộc lòng bài thuyết trình, mà là để nắm chắc được nội dung đến mức mà bàithuyết trình trở nên tự nhiên.
6. Ghi và xem lại
Ngôn ngữ cơ thể đôi khi gây ấn tượng mạnh hơncả lời nói. Bạn có trông tự tin khi bạn trình bày về sản phẩm với khách hàng lý tưởng? Bạn trông có vẻ đã hiểu rõ hay vẫn còn nghi ngờ về chủ đề bạn đang trình bày? Bạn trông thân thiện và dễ gần hay xa cách và kiêu ngạo?
Bạn không cần phải thắc mắc hoặc lo lắng vềnhững vấn đề trên. Hãy hành động và giải tỏa mối lo này. Hãy ghi hình bằng điện thoại lúc bạn tập nói và xem lại xem bạn trông như thế nào lúc thuyết trình. Hãy ghi lại nhiều lần và xem bạn đã tiến bộ như thế nào.

Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệpđóng giả làm khán giả. Hoặc tập luyện ở một phòng hội thảo mở với một nhóm các đồng cấp của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện nói trước khán giả thực sự mà bạn còn có thể nhận được những phản hồi từ phía họ nhằm cải thiện bài thuyết trình của mình.
7. Hãy đến sớm
Bạn đã bao giờ bị tắc đường và đi làm muộnchưa? Rất áp lực đúng không? Còn đến họp muộn thì sao? Áp lực còn lớn hơn nữa, phải không? Việc đến muộn trong khi mọi người đang mong chờ sẽ tạo ấn tượng xấu.
Hãy tưởng tượng bạn đến muộn trong buổi thuyếttrình của mình. Yikes! Đó chính là tình huống tệ nhất mà có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm!
Thay vì để điều đó xảy ra, hoặc để sự lo âu vềviệc điều đó sẽ xảy ra ảnh hưởng đến bạn, hãy đến sớm. Càng sớm càng tốt.
Đến sớm giúp bạn làm quen với môi trường xungquanh, do đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thuyết trình. Nếu bạn sẽ thuyết trình tại một sự kiện lớn hoặc một buổi hội thảo, bạn sẽ có thời gian để gặp và chào hỏi người tổ chức, những người thuyết trình khác hoặc thậm chí một vài khán giả trước khi thuyết trình.
Thậm chí nếu bạn không thể đến nơi thuyếttrình sớm (ví dụ như khi bạn thuyết trình về một dự án với khách hàng tiềmnăng), bạn vẫn có thể đi bộ đến gần tòa nhà nơi bạn sẽ nói, thư giãn đầu óc vàchuẩn bị bài thuyết trình mà không phải lo về thời gian, giao thông hay bất cứthứ gì không liên quan khác.
8. Kiếm tra các thiết bị máy móc
Một lợi ích khác của việc đến sớm là bạn cóthể kiểm tra các thiết bị máy móc để đảm bảo chúng hoạt động mượt mà khi bạnthuyết trình.
Tùy thuộc vào loại và quy mô của sự kiện nơimà bạn thuyết trình, bạn sẽ có các mức độ điều khiển và tiếp cận với các thiếtbị máy móc khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chạy thử máy trước khi thuyết trình luôn là một điều khôn ngoan nên làm.
Và đừng chỉ sử dụng một phiên bản của slide thuyếttrình trên một thiết bị và hy vọng hay cầu nguyện rằng nó sẽ hoạt động. Điều này sẽ làm gia tăng mức độ lo âu của bạn ngay trước khi thuyết trình
Luôn lưu bài thuyết trình trên các phương tiệnkhác nhau (ví dụ như USB, laptop và các dịch vụ lưu trữ trên mạng) để mà bạn cóthể tiếp cận đến chúng bằng nhiều cách nếu có vấn đề xảy ra. Bạn có cáp nối laptop với máy chiếu chứ? Hãy mang đi. Bạn sẽ không bao giờ biết là bạn sẽ cần nó hay không.
Công nghệ đôi khi làm ta thất vọng, nhưngkhông có lý do gì mà phải lo về nó cả. Hãy chuẩn bị trước mọi thứ để bạn có thể bình tĩnh khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
10. Thở sâu
Đây không phải là phép ẩn dụ. Thực sự là thế.
Khoa học đã chứng minh rằng thở sâu giúp bạn thư giãn, giảm stress và cải thiện cách nhìn nhận tình huống hiện tại.
Ngay trước khi lên sân khấu hoặc vào phòngthuyết trình, hãy thở sâu và chậm 5-10 lần, hít vào nhiều không khí hết mức cóthể và thở ra dần dần. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn, tập trung và loại bỏ bất cứ sự lo âu nào còn tồn tại trong đầu bạn.
Hãy thư giãn, tập trung và tự tin, lên đó vàbiểu diễn!

Thuyết trình không lo lắng
Bạn chuẩn bị bài thuyết trình như thế nào khicó nhiều khán giả hoặc có ít khán giả?